Trong kiến trúc truyền thống của người Việt từ xưa thì phòng bếp cùng với nhà vệ sinh là hai vị trí thứ yếu trong kiến trúc tổng thể căn nhà. Tuy nhiên, theo thời gian và sự phát triển xã hội, vị trí phòng bếp đã thay đổi hoàn toàn. Từ vị trí thứ yếu phòng bếp đã trở thành vị trí quan trọng nhất trong căn nhà bởi yếu tố căn bản sau: phòng bếp và phòng khách thường được nối liền và kiêm luôn chức năng phòng ăn, tức là một “ phòng khách” thứ 2 trong căn nhà, nơi dành cho những mối quan hệ thân tình. Do vậy yêu cầu về tính kỹ thuật và mỹ thuật của phòng bếp hiện đại được đặt lên cao để đồng nhất với phòng khách làm nên không gian vừa sang trọng vừa ấm cúng cho căn nhà.
Đá nhân tạo cho nhà bếp hiện đại
1.Đá nhân tạo ( solid surface) là gì?
-Đó là vật liệu tổng hợp gồm đá khoáng thiên nhiên và keo Acrlyic cùng với một số phụ gia khác. Đá nhân tạo trước hết mang những đặc tính của đá tự nhiên về độ bóng, sáng và cứng cũng như những đường màu sắc, đường vân… thậm chí trong đó có cả vân giả gỗ hoặc màu trơn ( trắng, đen, vàng, xanh, đỏ) mà đá tự nhiên không có.
-Ưu điểm nổi bật của đá nhân tạo là đặc tính không có độ rỗng và phẳng tuyệt đối ( tức không có rỗng bọt, khe hở, vết nứt) nên sẽ không có chỗ cho nấm mốc phát triển, gây trơn trượt và làm xuống cấp vật liệu vốn thường gặp ở môi trường thường xuyên bị dính nước hoặc có độ ẩm cao. Đây cũng là yếu tố quyết định giúp căn nhà luôn sạch sẽ, thoáng mát.
-Ngoài ra, đá nhân tạo còn có ưu điểm nổi bật là khả năng uốn cong và linh hoạt trong thiết kế, thi công giúp các kiến trúc sư thoải mái với những ý tưởng thiết kế của mình.
Đá nhân tạo có khá năng uốn cong linh hoạt trong thiết kế
2.Tại sao nên sử dụng đá nhân tạo
Hiện nay, đa phần các kiến trúc sư đều hài lòng khi sử dụng hai vật liệu chính là đá granite và gỗ khi làm
nội thất phòng bếp. Đá granite để làm mặt bếp, ốp tường còn gỗ để đóng các tủ và kệ. Thật ra không có gì để phàn nàn về hai vật liệu này nếu chúng có chất liệu tốt.
Vấn đề nằm ở chỗ nếu bạn không có nhiều tiền để sử dụng vật liệu thượng hạng, đặc biệt là gỗ cho căn bếp thì rất nhiều yếu tố phát sinh mà trong đó chủ yếu là sự xuống cấp nhanh chóng của những loại gỗ MDF, hoặc gỗ ghép như cong vênh, mục khi gặp phải môi trường vừa nóng vừa ẩm nước của nhà bếp.
Đá nhân tạo thứ nhất cho bạn tính kinh tế khi khá rẻ mà nếu bạn dùng đá nhân tạo để thay đá granite để làm mặt bàn bếp, ốp tường thì cũng không vấn đề gì cả. Thứ hai, với ưu điểm về đường vân thì đá nhân tạo có thể sử dụng ở nhiều vị trí khi làm các tủ, kệ vẫn tạo ra dự hài hòa tương đối. Thứ ba, độ cứng và khả năng chống nấm mốc, trơn trượt của đá nhân tạo sẽ giúp căn bếp luôn sạch sẽ, ít tốn công lau chùi.
Sử dụng đá nhân tạo giúp bếp luôn sạch sẽ, ít tốn công lau chùi
Hơn nữa, trong bốn hạng mục cơ bản của phòng bếp hiện đại thì đá nhận tạo là vật liệu được sử dụng cho tất cả các hạng mục. Chính yếu tốt này tạo nên sự đồng bộ tuyệt đối cho phòng bếp mà ba vật liệu cơ bản khác là đá, gỗ, nhựa khó làm được.
Chính nhờ sự đồng bộ này của đá nhân tạo nên việc thiết kế của kiến trúc sư dễ dàng khi họ không phải đau đầu để “phối” các vật liệu khác với nhau mà thay vào đó họ sẽ chú trọng nâng cao tính mỹ thuật, tính tiện dụng cho căn bếp.
Đá nhân tạo về tính chất là vật liệu thiên về tính “cương” và có xu hướng tạo ra không gian chặt chẽ và góc cạnh đơn giản nên khá phù hợp khi sử dụng để làm phòng bếp hiện đại. Đá nhân tạo lại là loại vật liệu có thể sản xuất theo khối lớn, đặt kích thước theo quy cách nên dễ dàng trong việc thi công, lắp ghép ở các mảng cơ bản của bếp theo thiết kế. Khi đã định được bộ khung cơ bản cho phòng bếp thì việc thi công các phần tiếp theo như tủ, kệ, ô cũng sẽ tiến hành thuận lợi. Và dĩ nhiên việc thi công nhanh chóng bao giờ cũng giúp bạn tiết kiệm được tiền bạc, thời gian.
Cùng Danh Mục:
Liên Quan Khác
Leave a Reply