Những nguyên tắc cơ bản trong âm trạch phong thuỷ (Phần IV)
5. Núi bao nước vòng , bốn mặt vây bọc
Môi trường âm trạch tốt hay xấu , ngoài long thế long cách , che chắn , huyệt trường như trên đã nói , còn phải xem núi sông bao bọc xung quanh có hữu tình không ,tức là có cấu thành một tiểu môi trường hoà hợp nhất trí không .
Thông thường cho rằng : ” Nơi có chính huyệt , núi phải trẻ , hướng trước mặt phải mở rộng , hình thế bốn bên phải chụm , gió phải kín , nước phải tụ … Sơn minh thuỷ tú phải mưa thuận gió hoà , đất trời sáng sủa , như một thế giới khác , thanh tịnh trong ồn ào , phồn hoa trong thanh tịnh , trông thấy là muốn nhìn , đến gần thấy lòng vui tươi , khí phải tích , tinh phải tụ ” .
Đây là một đoạn văn nói về phương diện Phong thuỷ , mà cũng như là một đoạn văn miêu tả về mặt phong cảnh . Trong đó những yêu cầu phải tìm kiếm như ” Sơn minh thuỷ tú ” , ” Mưa thuận gió hoà ” , ” Thanh tịnh trong ồn ào ” , ” Đến gần thấy lòng vui tươi ” , đây cũng là ý tưởng tìm kiếm về cảnh đẹp thiên nhiên .
” Núi bao nước vòng ” trong phong thuỷ , chủ yếu là thể hiện bằng quan hệ giữa sơn và thuỷ . Về quan hệ giữa sơn và thuỷ , các nhà triết học tiền bối đã bàn đến từ lâu . Trong ” Chu lễ . Khảo công ký ” đã chỉ ra : “Địa thế của thiên hạ , giữa hai núi nhất định phải có sông . Bên sông lớn nhất định phải có đường đi “ , cũng có nghĩa núi và sông đồng hành với nhau .
Trong ” Quản thị địa lý chỉ mộng ” cũng có ghi : ” Nước đi theo núi , núi ngăn nước . Núi sông phân chia các khu vực , ngăn không cho vượt quá , tích tụ khí . Nước không có núi thì khí tan mà không thể tập trung , núi không nước thì khí hàn . Núi như nhà , nước như tường , ở nhà cao không có tường , không thể phòng vệ được . Núi là thực khí . Đất càng cao khí càng dày . Nước càng sâu khí càng lớn “.
Có thể thấy rằng sơn và thuỷ dựa vào nhau để tồn tại , sơn là nội khí , thuỷ là ngoại khí , nội ngoại kết hợp mới có thể tạo thành một chỉnh thể hữu cơ mới có thể làm cho môi trường có sinh khí , mới có thể đạt được ” Sơn minh thuỷ tú ” , ” Mưa thuận gió hoà ” .
Về môi trường sơn thuỷ xung quanh huyệt trường thông thường được hợp thành được các địa hình như Sa , Thuỷ , Triều , Án . Trong đó Sa , Triều , Án đều là núi ở xung quanh huyệt .
” Địa học ” của Trầm Cảo đã nói về quan hệ giữa chúng như sau : “ Thuỷ nếu vòng vèo uốn khúc thì sa cũng xoay chuyển , sa và thuỷ nguyên là một nhà . Ôm sát hai bên huyệt như cánh ve sầu là long hổ . Thanh long là tên gọi cánh bên trái , bất kể thanh long hay bạch hổ , chỉ cần nước giữ được khí . Giữa long hổ là minh đường , minh đường giống như ngực con người . Phía trước long hổ có án , án phải thấp bằng để có nhìn được xa ,nước chảy ngang bên trong gọi là trung đường , ngoài án phải có triều sơn , giống như chủ nghiêng mình đón khách “ . Có thể tóm tắt những ý chính của nội dung trên là :
Sa thuỷ đồng hành với nhau .
Thanh long , bạch hổ là hai sa sơn bên trái bên phải .
Ở gần phía trước huyệt là núi thấp gọi là án , ở xa phía trước huyệt là núi lớn gọi là triều ( có nghĩa là triều bái ) .
Nơi nước uốn lượn chảy ra gọi là thuỷ khẩu , hai bên thuỷ khẩu phải có núi cao dựng đứng khép lại gọi là thuỷ khẩu sa . ” Núi của thuỷ khẩu phải cao và lớn , vòng mà khép lại , hình thế như vậy mới tốt ” . Nước chảy ra phải chậm rãi uốn lượn , không được chảy nhanh , nếu không sẽ tổn sinh khí .
Vì vậy tại thuỷ khẩu càng nhiều lớp núi càng tốt , ” Hám long kinh ” có ghi : ” Cửa khẩu có ngàn trùng khoá chặt nhất định có vương hầu ở trong đó “ . thật ra yêu cầu ở đây vẫn là một loại môi trường tương đối độc lập , yêu cầu môi trường phải tĩnh mịch bình yên, tương đối độc lập với ngoại cảnh , nước chảy vòng vèo , lớp lớp khoá chặt , có cảm giác như lớp lớp che chắn .
Sự phân hợp của sơn thuỷ tạo thành môi trường lớn với núi bao nước vòng , kết hợp với sa , triều , án tạo thành môi trường nhỏ trấn giữ bốn mặt.- (Hết)-
BPT.Tổng hợp.
Leave a Reply