8 lựa chọn bản năng sẽ khiến bạn phải hối tiếc
Cuộc sống là một chuỗi những lựa chọn và quyết định. Có nhiều việc khiến bạn phải hao tâm tổn sức, nhưng cũng có nhiều điều tưởng như vô cùng hợp lý khiến bạn nhanh chóng lựa chọn theo bản năng mà không biết rằng mình sẽ phải hối tiếc trong tương lai.
- Những Ứng Viên hoặc Nguoi Tim Viec hiện nay rất chủ trong quá trình Tìm Việc Làm , bạn cũng không ngoại lệ chứ? Hãy đến với chúng tôi để được tư vấn về công việc bạn mong muốn.
Sau đây là 8 lựa chọn bản năng sẽ khiến bạn phải nuối tiếc khi nhớ về nó và sẽ phải tự hỏi lòng rằng: “Tại sao lúc đó mình lại quyết định như vậy?”:
1. Chọn sự hối tiếc thay vì ép bản thân vào khuôn khổ
Hãy nhớ lại một việc gì đó bạn từng muốn thực hiện cách đây 5 hoặc 10 năm nhưng rốt cuộc lại không làm. Thật khó chịu biết bao khi tưởng tượng bạn đã có thể tiến bộ nhiều như thế nào nếu từng cương quyết hành động trong quá khứ. Khoảng thời gian bị lãng phí luôn là nỗi ám ảnh lớn nhất.
Vì vậy, bắt đầu từ hôm nay, hãy thúc đẩy bản thân hiện thực hóa niềm hi vọng của chính mình, để 5 hoặc 10 năm nữa, bạn sẽ không phải nhìn lại quãng thời gian này một cách tiếc nuối.
Việc ép bản thân vào khuôn khổ quả thật không dễ dàng, nếu không muốn nói là khá “bi thương”. Nhưng chắc chắn nó sẽ không “bi thương” bằng việc đến một ngày nào đó, bạn quay nhìn lại và cảm thấy hối tiếc vì mình đã không hành động.
2. Chọn cách không dũng cảm đối mặt
- Nếu bạn ở vị trí là một nhà tuyển dụng thì thông tin về Người Tìm Việc, Người Tìm Việc 24h sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tìm kiếm nhân sự cho công ty.
Dũng cảm không có nghĩa là bạn phải trở thành người không biết sợ. Người dũng cảm là người nhìn thấy điều còn quan trọng hơn cả nỗi sợ hãi.
Nếu bạn nói rằng bạn không dám khởi nghiệp kinh doanh vì sợ thất bại thì hãy tìm cho mình một lý do có ý nghĩa nhiều hơn điều đó, chẳng hạn như: gầy dựng một tương lai tốt hơn cho gia đình, khát khao tạo ra một sự khác biệt, mong muốn trải nghiệm một cuộc sống xứng đáng hơn…
Một khi bạn tìm ra được lý do có ý nghĩa với mình, bạn sẽ tìm thấy được sự can đảm để bắt đầu đối diện với khó khăn. Đừng xem nỗi sợ hãi như một “con quái vật” mà hãy xem nó đơn giản là một chướng ngại cần phải vượt qua. Và đó chính là bản chất thực sự của nó.
3. Chọn cách không nói “Tôi sẽ làm”
Khi được sếp giao cho một nhiệm vụ khó khăn, bạn thường nói: “Vâng, tôi sẽ cố gắng”. Cụm từ “sẽ cố gắng” tạo cho chúng ta cảm giác rằng mình vẫn còn một đường lùi. Rằng nếu nhiệm vụ có thất bại, chúng ta vẫn có thể biện hộ: “Tôi đã cố gắng, nhưng…”.
Thay vì nói “Vâng, tôi sẽ cố gắng”, hãy nói rằng “Vâng, tôi sẽ làm”. Điều này sẽ mang đến một thái độ và quan điểm tích cực hơn. Bạn sẽ phải làm tất cả những thứ có thể để giữ lời hứa không chỉ với sếp mà còn với chính mình.
4. Chọn cách không dám thử
Có thể bạn không tạo ra được một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo, không tìm ra được một đối tác hoàn hảo hoặc một mặt bằng kinh doanh hoàn hảo, nhưng bạn hoàn toàn có thể tìm ra thời điểm hoàn hảo để bắt đầu, đó chính là ngay bây giờ.
Tài năng, kinh nghiệm và các mối quan hệ rất quan trọng, nhưng khi nào bạn còn chần chừ chưa dám thử “máu liều” của mình thì bạn chưa thể thành công.
Thêm nữa, những trải nghiệm này sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc phát triển các kỹ năng, kinh nghiệm và sự kết nối. Và dĩ nhiên, chúng sẽ giúp nâng cao tỷ lệ thành công của bạn hơn nữa. Bởi vì thành công chính là một trò chơi xác suất. Bạn càng thử nhiều lần, tỷ lệ thành công càng cao hơn. Không có sự đảm bảo 100%, nhưng nếu bạn không dám thử, tỷ lệ thất bại sẽ là 100%.
5. Chọn sự an phận
Sự quen thuộc tạo nên cảm giác thoải mái và hài lòng. Nhưng sự hài lòng và an phận lại chính là kẻ thù của sự tiến bộ.
Khi một cơ hội mới đến, bạn thường để mình bị “níu kéo” bởi sự ngại thay đổi. Chẳng hạn như bạn thích được ở gần với gia đình, bạn bè mình hơn là chuyển đến làm việc ở một nơi xa lạ, dù cho đó là một cơ may hiếm có.
Nếu việc ngại di chuyển chính là vấn đề duy nhất trì níu bạn khỏi các cơ hội tốt, và bạn thật sự muốn được gặp gỡ, tiếp xúc với những người có cùng suy nghĩ và hành động với mình, hãy mạnh dạn vượt qua tâm lý “an phận”. Đừng lo lắng, vì bạn sẽ sớm tìm ra cách để phát triển những thói quen mới, bạn sẽ sớm có nhiều bạn bè, đối tác mới. Và quan trọng nhất là bạn sẽ có được một cái nhìn hoàn toàn mới mẻ về cuộc sống của chính mình.
6. Chọn cách không bỏ qua
Sự oán trách và ganh ghét cũng giống như việc bạn uống thuốc độc nhưng lại mong chờ người khác chết. Thật ra, bạn là người duy nhất bị tổn thương.
Cuộc sống này quá ngắn ngủi để bực bội tất cả những người, những việc làm cho bạn khó chịu. Vì vậy, hãy để những cảm giác tiêu cực đó qua đi, và để dành năng lượng để trân quý những người bạn thương yêu và yêu thương bạn.
7. Chọn cách không nói lời xin lỗi
Tất cả chúng ta đều đã, đang và sẽ phạm lỗi, vì thế chúng ta cần phải xin lỗi người khác về rất nhiều điều: nói chuyện lỡ lời, hành động sai trái, những vấn đề thiếu sót…
Hãy “nuốt” nỗi sợ hãi hoặc lòng tự tôn vô lý xuống và nói lời xin lỗi. Như thế, bạn sẽ giúp người khác dễ dàng bỏ qua cảm giác trách giận hoặc khó chịu.
Và sau đó, dù sớm dù muộn, bạn và người ấy sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt đẹp. Ngược lại, mối quan hệ đó có nguy cơ sẽ không thể cứu vãn.
8. Không dám từ bỏ những kế hoạch dự phòng
Những kế hoạch dự phòng có thể giúp bạn ngủ ngon giấc hơn vào ban đêm, nhưng nó cũng có thể khiến bạn dễ dàng chấp nhận những trục trặc hơn.
Bạn sẽ phải làm việc tích cực hơn, chăm chỉ hơn nếu bạn chỉ có một kế hoạch duy nhất và dĩ nhiên sẽ không còn lựa chọn nào khác nếu mọi thứ sai lệch. Do đó, trong một số trường hợp, đừng mải mê ôm khư khư các kế hoạch dự phòng mà hãy mạnh dạn loại bỏ nó để giúp cho công việc của bạn thuận lợi và thành công hơn.
>> Xem thêm tin tuyển dụng các ngành nghề phổ biến:
Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636
Leave a Reply